Logodep.net - Thiết kế Logo, thương hiệu, giải pháp sáng tạo tổng thể

Tại Sao Cần Đăng Ký Bản Quyền Nhãn Hiệu Sản Phẩm

Nhãn hiệu là gì? Có thể xem “Nhãn hiệu” là thuật ngữ để chỉ chung cho nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu có thể là bất kỳ từ ngữ, hình vẽ, màu sắc, hình ảnh, sự sắp đặt, tiêu đề quảng cáo hoặc sự kết hợp của các dấu hiệu kể trên. Và nhãn hiệu cần được đăng ký bản quyền nhãn hiệu.

Chức năng của nhãn hiệu

Giúp khách hàng nhận ra sản phẩm/dịch vụ của một công ty cụ thể, nhằm phân biệt với sản phẩm/dịch vụ trùng lặp hoặc do các đối thủ cạnh tranh cung cấp. Khách hàng sử dụng và hài lòng với sản phẩm cụ thể rất có khả năng tiếp tục mua và sử dụng trong tương lai. Do vậy, họ cần dấu hiệu để nhận biết sản phẩm/dịch vụ trước các sản phẩm/dịch vụ tương tự. Có thể coi nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình lớn nhất của doanh nghiệp.

Vì vậy việc đăng ký bản quyền nhãn hiệu là điều đặc biệt cần thiết cho mỗi sản phẩm/dịch vụ trước khi tung ra thị trường.

Lợi ích của việc đăng ký bản quyền nhãn hiệu

Ảnh minh họa.

  • Lợi ích tiên quyết của việc đăng ký bản quyền nhãn hiệu chính là được pháp luật bảo vệ, giúp bạn khẳng định quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu. Khi có bất kỳ đối tượng nào có hành vi xâm phạm nhãn hiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, bạn có thể khởi kiện để được luật pháp Nhà nước bảo vệ.
  • Dễ dàng quảng bá thương hiệu sản phẩm/dịch vụ: Trong các chiến dịch quảng bá và tiếp thị sản phẩm, việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng tạo được lòng tin về thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Đồng thời đưa thương hiệu sản phẩm đến gần với ngừoi tiêu dùng hơn nữa.
  • Tránh khả năng nhầm lẫn: Khi bạn đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, thì bất kỳ một nhãn hiệu nào bị trùng lặp hoặc tương tự nhãn hiệu của bạn, nếu đăng ký về đều bị Luật Sở hữu trú tuệ từ chối việc để tránh nhầm lẫn thương hiệu. Vì vậy nhãn hiệu, logo, tên doanh nghiệp, slogan là những cách thức giúp doanh nghiệp của bạn tạo ấn tượng và điểm nhấn về sản phẩm của mình đối với người tiêu dùng.

Sơ lược về việc đăng ký bản quyền nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

  • 02 (Hai) bộ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Theo mẫu của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành).
  • 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo

Bạn có thể tỉm hiểu thêm tại website của Cục Sở hữu trí tuệ.

Nơi nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký bản quyền nhãn hiệu:

Cá nhân/tổ chức đến nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (02 Bộ).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cá nhân/tổ chức sẽ nhận được 01 Hồ sơ gốc có dấu xác nhận đơn, số đơn và ngày ưu tiên của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Trong đó, Ngày ưu tiên nghĩa là: cá nhân/tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước sẽ được ưu tiên bảo hộ trước. Trường hợp cá nhân/tổ chức khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sau giống với nhãn hiệu đã đăng ký trước sẽ không được nhà nước bảo hộ.

Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu là 1.000.000 đồng nếu đăng ký 01 Nhóm; đăng ký nhãn hiệu từ 02 Nhóm trở lên thì kể từ nhóm thứ 02 lệ phí sẽ là 730.000 đồng/Nhóm.

Trong mỗi Nhóm sẽ có nhiều sản phẩm cụ thể, nếu liệt kê từ quá 6 sản phẩm thì kể từ sản phẩm thứ 7 sẽ đóng thêm Phí là 150.000 đồng/sản phẩm.

Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký thương hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ:

Thẩm định hình thức: Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Thẩm định nội dung: Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Những lưu ý phải biết khi làm hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu:

Sau khi hoàn tất quá trình thẩm định, Bên Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi “Thông báo cấp Văn bằng bảo hộ” đến địa chỉ đăng ký trên Tờ khai. Lúc này, cá nhân/tổ chức phải đến Cục Sở hữu trí tuệ để đóng Phí cấp Văn bằng bảo hộ (được cập nhật trong Thông báo). Trường hợp không đóng Phí hoặc đóng Phí nhưng quá hạn thì Cơ quan Nhà nước sẽ Từ chối cấp Văn bằng bảo hộ.

Trường hợp đăng ký theo hình thức Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh; nếu các tổ chức này ngưng hoạt động hoặc giải thể thì việc bảo hộ sẽ dừng ngay tại lúc đó. Nhưng nếu đăng ký theo hình thức cá nhân thì sẽ mặc định bảo hộ xuyên suốt trong vòng 10 năm.

Trên đây là một số lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu với Cục sở hữu trí tuệ. Có thể coi nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình lớn nhất của doanh nghiệp. Có khi toàn bộ giá trị nhà xưởng, thiết bị đầu tư, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ vẫn có giá trị thấp hơn giá trị nhãn hiệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu là điều kiện cần và đủ cho mỗi hàng hóa, dịch vụ trước khi bước chân vào thị trường.

Liên hệ với chúng tôi để nhận được những tư vấn tốt nhất

Bạn cần tìm thiết kế logo thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm,.. một cách chuyên nghiệp, sáng tạo nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được nhận những hỗ trợ tốt nhất từ Logodep.net.

Các thông trên được tham khảo tại website của Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU: Phụ lục A – Mẫu số 04-NH:  Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

2019-12-24T10:14:19+07:00